1. Về dòng chảy của đồng tiền

Đối với người làm công: Hàng tháng, trước khi nhận được tiền về tay cục thuế như cái máy bơm hút tiền từ dòng suối rồi. Sau đó tài sản (như một cái hồ) được chi (chảy xuống) cho tiêu dùng hoặc đầu tư .

Năng lực tiết kiêm, tích lũy – giảm chi tiêu

Dòng chảy tiền của người đi làm
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Đối với người làm chủ: 1 năm 1 lần, cục thuế sẽ đo mực nước tăng lên của hồ để tính thuế. Từ hồ thu nhập thì dòng chạy cũng có chi tiêu và đầu tư.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Khi người đi làm tiêu sài lãng phí, không tìm cách tiết kiệm thuế, không đầu tư. Hồ thu nhập sẽ dần cạn.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Dòng tiền lý tưởng: Với dòng tiền như dưới đây, ta sẽ thấy

  • Có nhiều dòng thu nhập như nhiều dòng suối chảy vào hồ
  • Dòng tiền lãnh phí bị chặn lại
  • Đầu tư mang lại lợi nhuận (nước hồ biến thành mây để tạo mua chạy lại hồ)
  • Chi tiêu đúng mực
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

2. Sự khác nhau giữa Doanh thu hàng năm, thu nhập trước thuế, tiền về tay, lợi tức

  • Doanh thu 年商: Lượng hàng hóa bán được trong 1 năm
  • Thu nhập: Là lương tính trên con số (chưa trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm) bao gồm tất cả các loại trợ cấp được trả.
  • Tiền về tay: Là tiền nhận được thực sự sau khi trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm
  • Lợi tức (dùng cho tính thuế): Trường hợp là nhân viên công ty, nó là phần tiền mà sau đi trừ đi các khoản được khấu từ thu nhập. Với người chủ, đó là tiền sau khi trừ các khoản khấu trừ do phí hoạt động từ doanh thu.
  • Số tiền thuế được tính trên lợi tức.
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Vì cách tính mỗi loại khác nhau nên dễ gây ra nhiều nhầm lắm. Một chủ doanh nghiệp có doanh thu 100 triệu yên đi, những lời 300 man thì cũng không khác người đi làm bình thường là mấy.

Trên TV, trong sách, trên internet người ta kể những câu chuyện về Doanh thu để lòe người khác cũng nhiều lắm.

3. Khấu trừ thuế (源泉徴収) nghĩa là gì?

Trong hình dưới đây chính là cái máy bơm hút dòng nước (thu nhập) trên đường nó chảy về hồ tài sản.

Cái gọi là khấu trừ thu nhập vốn bắt đầu từ hồi chiến tranh cơ. Nhưng vì nó thu được thuế một cách hiệu quả nên vẫn tiếp tục được sử dụng đến bây giờ. Nói đơn giản là, trước khi trả lương phải rút thuế đã.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Kĩ hơn: Vì phải lấy thuế đầy đủ từ tất cả mọi người. Nên nếu làm theo hình thức khai báo (tức ai có người đó đến cục thuế khai báo) thì không thể xử lý hết được vì quá đông. Thế là người ta nghĩ ra hình thức “khâú trừ thu nhập” (源泉徴収). Nói cách khác, họ lấy thuế luôn từ chỗ mà người ta phát sinh “lợi tức”. Việc này làm cho việc thu thuế vừa dễ dàng lại đảm bảo ổn định.

Do đó cái máy bơm hút thuế được đặt cạnh dòng sông.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Cụ thể hơn: Mỗi người mỗi khác, nhưng đại khái thì như sau

Các mục được trừ trực tiếp từ thu nhập

  • Thuế lợi tức – khấu trừ thu nhập
  • Thuế thị dân – khấu trừ đặc biệt
  • Bảo hiểm xã hội : Bảo hiểm xã hội gồm các khoản : bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lương hưu – gọi tắt là lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm chăm sóc về già. – trừ trước
  • Ở 3 mục khấu trừ có cả cái Thuế thị dân, và bảo hiểu xã hội, nhưng nói chính xác ra thì ý nghĩa nó khác cái khấu trừ lợi tức

Tỉ lệ bị trừ sẽ như sau:

  • Thuế lợi tức: 5 ~ 45%
  • Thuế thị dân : 10%
  • Bảo hiểm sức khỏe : 10%, phía công ty chịu 1 nửa
  • Bảo hiểm lương hưu : 18%, phía công ty chịu 1 nửa
  • Bảo hiểm tai nạn: 0.4% phía công ty chi trả hết
  • Bảo hiểm thất nghiệp : 1%
  • Bảo hiểm chăm về già: 16%, công ty trả 1 nửa (chỉ cho các bác từ 40 tuổi đổ lên)
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Phía công ty có nghĩa vụ thực hiện việc khấu trừ hàng tháng, hay như hình dưới đây, bên cục thuế đặt cái máy hút thuế ở công ty. Và yêu cầu công ty phải cho nó chạy. Đối với công ty, vừa phải tính toán vất vả, vừa phải chịu 1 nửa cho nhân viên. Đã thế thỉnh thoảng còn bị nhân viên nói : Sao ông trừ lắm thế. Nhưng có phải tao cầm tiền đó đâu, là bọn cục thuế mà.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

4. Thời điểm đóng thuế của người đi làm và điều chỉnh cuối năm là gì?

Điều chỉnh cuối năm (年末調整)là một cặp với khấu trừ thu nhập hàng tháng. Vì háng tháng chỉ thu thuế một cách đại khái thôi. Nên mỗi năm 1 lần, phần thừa thiếu sẽ được xác nhận để tính toán lại. Đó chính là điều chỉnh cuối năm.

Ai mà có vợ con, người cần nuôi dưỡng thì sau khi điều chỉnh sẽ nhận lại được phần trả dư ra.

Cũng giống như khấu trừ hàng tháng, phía công ty cũng phải khai báo với cơ quan thuế. Nhân viên chỉ viết tờ khai là ok.

Thường thì mọi người đều trả nhiều thuế hơn nên cuối năm sẽ được trả lại.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Có 2 loại thuế mà người đi làm phải đóng: Thuế lợi tức và thuế thị dân.

  • Thuế lợi tức: Từ 5 ~ 45%, tùy vào lợi tức, hàng tháng sẽ được rút dần. Đến cuối năm điều chỉnh lại cho đúng
  • Thuế thị dân: Toàn quốc 10%, tính dựa trên thu nhập của năm trước. Từ tháng 6, hàng tháng sẽ bị trừ.
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Minh họa kĩ hơn cho thời điểm đóng 2 loại thuế ở trên:

  • Thuế lợi tức thì trả trước theo từng tháng, đến cuối năm thì điều chỉ lại
  • Thuế thị dân : Tính từ tháng 6, lấy 10% lợi tức từ tháng 1 đến tháng 12 của năm trước.
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

5. Khai báo thuế là gì?

Nghĩa là khai báo khoản lợi nhuận phải chịu thuế, để xác nhận tiền thuế phải đóng của năm đó.

Ngoài thu nhập được tự động rút thuế hàng tháng, nếu có thêm thu nhập khác thì cần phải khai báo thuế để hoàn thành nghĩa vụ thuế. Tức là nếu làm nghề phụ phát sinh lợi nhuận > 20 Man 1 năm thì phải khai báo thuế.

Người lao động thường được trừ thuế hàng tháng rồi.

Người làm nghề tự do thường phải tự khai báo thuế.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Với người lao động tự do, việc khai báo thuế là tự giác. Số thuế được tính trên lợi nhuận.

Có một dòng chảy rất quan trọng, đó là 経費 – kinh phí. Nếu tiền điện thoại, tiền nhà hay văn phòng, tiền du lịch để lấy tư liệu, tiền ăn uống tiếp khách được tính vào lợi nhận sẽ giảm rất nhiều.

Một đằng tự động bị trừ hàng tháng, một đằng tự khai báo. Phí càng nhiều thì thuế phải đóng càng ít.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

6. Các tính thuế lợi tức

Nhìn vào bảng dưới đây, bạn có thể tính mức thuế lợi tức cho mức thu nhập 300 Man không. Có bạn nào tính là : 300 x 10 % = 30 Man.

Cách tính đó không đúng đâu.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Cách tính đúng sẽ như sau: 195Man đầu tiên được tính mức 5%, 300 – 195 = 105 Man còn lại sẽ được tính mức 10%. Tức thuế lợi tức phải đóng = 195 * 5 + 105 * 10 = 202,500 yên.

Tương tự với mức thu nhập năm = 500 Man thì thuế lợi tức phải đóng sẽ bằng: 195 * 5% + 135 * 10% + 170 * 20 % = 572,500 yên.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Có một điểm khá thú vị về tỉ lệ % , đoạn từ 20% lên 23% có vẻ không tự nhiên cho lắm nhỉ. Ai mới là người có mức thu nhập đó đây,

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Các tính thuế lợi tức, về cơ bản lợi tức = tổng doanh thu (hoặc thu nhâp) – chi phí. Sau khi tính được lợi tức rồi, ta chỉ cần dựa vào bảng ở trên là tính được. Nhưng khoan đã, còn 1 đoạn nữa. Đó là trước khi tính dựa trên bảng kia, ta cần phải trừ đi một vài khoản nữa. Đó gọi là các khoản miễn trừ – hay một loại chi phí cũng được. Đó là miễn trừ phí bảo hiểm, miễn trừ người phụ thuộc, người phụng dưỡng.

Chính vì vậy, chính xác khoản bị tính thuế là khoản sau khi trừ từ lợi tức đi các khoản này.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Kết luận, khoản phải chịu thuế được tính theo 2 bước sau:

  • Đầu tiên : Thu nhập (lương theo năm) – chi phí = lợi tức
  • Tiếp đó: Lợi tức – các loại miễn trừ tính thuế = Khoản lợi tức bị tính thuế.
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Việc tính toán thu nhập phải chịu thuế với nhà nước người ta gọi là khai báo thuế đó.

Đối với người làm nghề phụ, hoặc người làm tự do thì phải tư đi khai báo. Còn với nhân viên công ty, thì công ty sẽ phải làm việc này.

7. Thuế thị dân

Hầu như tất cả các vùng trong cả nước đều lấy tỉ lệ 10% của thu nhập bị tính thuế (đã tính ở trên). Nếu bạn nghĩ nó khác nhau thì hãy tự tìm hiểu vùng của mình.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Thuế thu nhập được thu vào năm sau. Với nhân viên, từ tháng sáu sẽ bị trừ trực tiếp tiền thuế của năm trước. Vì thế, các bác mà nghỉ việc ấy, thu nhập sẽ giảm mạnh chẳng hạn. Thì vẫn phải đóng thuế thị dân này đấy. Chú ý nhé.

Còn đối với, người làm nghề tự do thì thì 1 năm 4 lần tự mình nộp thuế bằng thẻ tín dụng hoặc qua Combini.

8. Lý nên người làm công nên khởi nghiệp nhỏ (プチ起業) bằng nghề phụ

  • Mới đầu có thể không kiếm được tiền, nhưng người làm công nên khởi nghiệp nhỏ không phải lý do vì tiền.
  • Lợi ích ngắn hạn: Tiết kiệm được tiền thuế phải đóng, khi có một bussiness nhỏ, bạn có thể khai báo các chi phí cần thiết cho bussiness đó để giảm số thuế phải đóng.
  • Lợi ich lâu dài: Có một công việc back-up có thể kiếm tiền.
Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Có thể người đi làm sẽ nghĩ, khởi nghiệp cần nhiều tiền. Nào là tiền thuê của hàng, nào là tiền để nhập hàng về. Nhưng thực ra khi mới bắt đầu, không lên làm lớn thế. Hãy bắt đầu bằng các khởi nghiệp nhỏ không tốn tiền như : Blog, Dịch vụ chia sẻ kĩ năng như dạy học chẳng hạn.

Nguyên tắc không bao giờ thay đổi là, hay bắt đầu với số tiền trong phạm vi không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Làm những thứ không có risk trước.

Mà thực ra, có thể nói thời đại bây giờ ai không khởi nghiệp thì mới có risk ấy.

Một số lợi ích khi người đi làm khởi nghiệp nhỏ:

  • Có khoản tiền gọi là chi phí để khai báo khi nộp thuế
  • Có thể dùng chế độ miễn trừ trong khoảng 65 Man
  • Số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng với người có bussiness nhỏ không bị tăng
  • Tăng thêm nguồn thu nhập, giảm ảnh hưởng nặng từ công ty
  • Có cơ hội tạo ra thu nhập thu động

Việc trở thành một người chủ bussiness là bước đầu tiên để vận dụng các luật lệ mà nhà nước đã tạo ra.

9. Ba nguy của người chỉ làm công

Người chỉ đi làm công (đặc biệt là thế hệ trẻ) sẽ mang 3 risk. Điểm quan trọng ở đây là, Nhật là quốc gia đã phát triển hết cỡ, xã hội có tỉ lệ sinh cực thấp tỉ lệ người già thì cực cao.

Đó là:

  • Trong 25 vừa qua, lương không hề tăng
  • Bảo hiểm xã hội vẫn tăng
  • Tiền lương hưu nhận được sẽ giảm

Risk 1: Mặt bằng lương so với 25 năm trước không hề khác nhau là mấy.

Trong khi đó thì giá cả thì tăng lên hàng năm. Nhìn biểu đồ, thấy có đang tăng thì cũng rất chậm thôi. Một khi bước vào xã hội già hóa, thì tăng trưởng sẽ bị dựng lại đó. Vì thế, người trẻ cần có thêm một nguồn thu nhập khác nữa ngoài lương nhận từ công ty thì tốt hơn.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Risk 2: Bảo hiểm xã hội tăng lên

Đúng vậy đấy, lương ko tăng những có một thứ khác vẫn tăng ào ào đấy.

Đó chính là bảo hiểm xã hội.

Khi tình trạng tỉ lệ sinh ít, người già nhiều lên thì phí bảo hiểm cũng tăng lên theo. Từ giờ trở đi còn tăng tiếp đấy.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Risk 3: Tiền lương hưu nhận được trong tương lai chắc chắn sẽ giảm

Một cái risk nữa mà trên TV cũng nói đến nhiều. Tiền lương hưu nhận được trong tương lai của chúng ta chắc chắn sẽ giảm.

Như hình dưới đây, giả sử tính tiền lương hưu theo tỉ lệ với tiền nhận về tay hiện tại. Thời điểm 2014, là 62.7%. Đến 2043 là 51.0%. Tức là sẽ giảm 10%.

Tức là thế hệ trẻ bây giờ khi về ưu sẽ không thể sống được khi chỉ có lương hưu.

Tiếp nữa, càng có tuổi thì hiệu quả công việc và mức lương sẽ không còn được như cũ nữa đâu. Khi đó, để chuẩn bị cho tình huống nếu có không được thuê lại nữa thì thì hãy làm cho mình có kĩ năng kiếm tiền khác.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/

Để giảm risk gặp phải trong tương lai, phương án nghề phụ (hoặc một bussiness nhỏ) thực sự rất hiệu quả. Bởi vì:

  • Sẽ có nguồn thu nhập khác không phụ thuộc vào việc tuyển dụng
  • Tự mình có thể tạo ra được nguồn thu nhập mới (năng lực kiếm tiền)
  • Chính những điều này sẽ giúp bản thân

Nhiều người nghĩ, nếu làm nghề phụ sẽ làm được gì?

Có thể bạn thân mày không để ý thôi, có những việc mà ai cũng làm được đó.

Đầu tiên nhất, hay nhanh chóng tìm ra điểm mạnh (tốt nhất chỉ bản thân mới có). Sau đó hãy cùng xem cách kiếm tiền từ đó.

Credit:リベラルアーツ大学、https://liberaluni.com/