Rất nhiều người VN ở Nhật phải đi thuê nhà. Với những người cư trú dài hạn từ các bạn thực tập sinh, tu nghiệp sinh, du học sinh, người đi công tác dài hạn gần như 90% sẽ ở nhà thuê. Một số người được công ty, trường học đứng ra thuê cho thì không bàn ở đây.

Chúng ta sẽ tiếp tục nói đến những người có liên quan một chút đến việc thuê nhà, trả nhà ở Nhật.

Bài này sẽ nói về một số rắc rối (dễ mất tiền) dễ xảy ra trong quá trình thuê (gồm kí hợp đồng, ở, và chuyển ra) ở Nhật.

Ai có thể đọc hiểu tốt tiếng Nhật có thể tham khảo link gốc ở cuối bài viết.

Rắc rối khi làm tìm phòng, làm hợp đồng

Rắc rối này chủ yếu trong quá trình chúng ta làm việc với công ty bất động sản (chính xác là công ty giới thiệu).

Chia ra làm 2 loại

  • Rắc rối liên quan đến việc đăng kí với công ty bất động sản
  • Rắc rối liên quan đến việc kí kết hợp đồng

Rắc rối khi đăng kí với công ty bất động sản

Như đã nói ở những bài trước, các công ty bất động sản sử dụng chung một nguồn dữ liệu để giới thiệu phòng cho khách hàng. Khi bạn đến nói rằng có ý thuê căn X0 với một công ty bất động sản bất kì. Thì họ sẽ báo lên để các công ty khác không giới thiệu nó nữa.

Nguyên tắc là vậy, nhưng khi bạn chưa thực sự có ý định thuê thì người ta không thể ép bạn được.

Sẽ có một tờ đăng kí mà phía công ty bất động sản yêu cầu bạn ghi.

Sau khi ghi tờ đó rồi, bạn vì một lý do nào đó mà bạn không muốn thuê (tất nhiên với điều kiện hợp đồng chưa được kí kết) thì bạn hoàn toàn có thể rút lại việc đăng kí.

Tuy nhiên, nhiều công ty bất động sản sẽ cố tính nói khó với đại ý rằng : Đã đăng kí rồi thì không thể rút lại được.

Việc này hoàn toàn không đúng. Bạn hoàn toàn có thể rút lại việc đăng kí.

Tuy nhiên, dù rất hiêm nhưng cũng có một số trường hợp mà hợp đồng thuê nhà được thiết lập trước khi hợp đồng được kí kết. Bạn nên hỏi rõ là : Nếu muốn rút lại thì sẽ thời hạn sẽ là khi nào.

Rắc rối khi kí kết hợp đồng

Đó là vấn đề đòi đỏi trả tiền trước khi khí hợp đồng. Đó là khoản tiền bạn phải đóng khi đồng ý kí hợp đồng. Gồm tất cả các loại tiền từ phí giới thiệu của công ty môi giới đến tiền nhà trước 1 tháng…Hay chính là phí ban đầu đó.

Hãy nhớ rằng, khoản tiền này là tiền trả lần đầu tiên (hay phí ban đầu) khi kí kết hợp nếu bạn chưa thực sự đồng ý thì không cần phải trả.

Bạn có thể nói cần cần xem kĩ hợp đồng chẳng hạn.

Một chú ý nữa là, khoản tiền khi kí hợp đồng lại lớn hơn khoản tiền đã nói từ trước. Có thể bên bất động sản cố tính thêm những chi phí không cần thiết chẳng hạn.

Để tránh những trường hợp đó, bạn hãy nhanh chóng yêu cầu phía công ty bất động sản làm rõ các khoản phải thanh toán như : phí giới thiệu, phí bảo hiểm cháy nổ, phí quản lý, thuế, các loại phí linh tinh khác.

Rắc rối trong quá trình ở

Bị rò rỉ nước

Đây là vấn đề mà nếu không sớm giải quyết sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Nếu nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến chính phòng của bạn, mà còn ảnh hưởng cả đến những nhà khác xung quanh nữa.

Khi thấy có hiện tượng bị rò nước, ngay lập tức báo cho công ty quản lý. Nếu không thể liên lạc được ngay với công ty quản lý, giả xử tình huống cần xử lý ngay chẳng hạn, thì bạn có thể liên hệ với nhân viên sửa chữa để khắc phục.

Tất nhiên, bên nào (người thuê nhà, hay người cho thuê nhà) phải trả phí sửa chữa sẽ phụ thuộc vào chỗ bị hỏng.

Ví dụ: Người thuê nhà quên không khóa vòi nước, hay do sự bất cẩn nào đó gây ra thì người thuê nhà phải chi trả khoản sửa chữa. Hỏng hóc do tuổi thọ, hao mòn thì bên cho thuê sẽ phải thanh toán.

Có rất nhiều trường hợp khó đánh giá là lỗi của bên nào, vì thế người thuê trước hết hãy sử dụng điện thoại quay phim, chụp ảnh lại hiện trường.

Hỏng hóc trang thiết bị trong nhà

Khi chuyển đến phòng mới, các bạn có thể thấy đã có một số thiết bị có sẵn để sử dụng ngay như bếp ga, thiết bị chiếu sáng, điều hòa, máy nước nóng bằng ga (hoặc điện).

Về cơ bản, đó là đồ thuộc sở hữu của chủ nhà. Vì thế, khi có hỏng hóc, tốt nhất các bạn không nên sửa chữa, thay thế gì hết. Thay vào đó, bạn hay liên lạc ngay đến công ty quản lý hoặc người chủ cho thuê nhà.

Có thể khi bạn tự thay thế, sửa chữa thì sẽ không được phía công ty quản lý, chủ nhà thanh toán lại đâu.

Một chú ý cực kì quan trọng nữa. Đó là nếu do sử dụng không cẩn gây hỏng hóc, mà cứ để ở đó không báo để sửa. Dẫn đi tình trạng tệ hơn hoặc không thể sửa chữa được nữa. Thì khả năng cao người thuê sẽ phải chịu đó. Bởi vậy, nếu có vấn đề gì cứ liên lạc đã.

Những vết bẩn do nấm mốc

Những vết mốc trong bồn tắm, rồi các vết trên tường thường khó tránh khỏi trong quá trình sử dụng. Rồi cả những vết đen do đồ gia dụng sinh (phát nhiệt) ra cũng vậy. Người thuê phòng không có trách nhiệm với những cái này.

Nhưng, nấm mốc sinh ra do người thuê sử dụng phòng tắm cẩu thả ví dụ như không sử dụng máy trao đổi không khí, để phòng bị ẩm thấp lâu ngay gây ra nấm mốc chẳng hạn. Thì có thể bị chủ nhà đòi tiền đấy.

Bởi vậy, hãy giữ thói quen thu dọn ở mức thông thường nhé.

Rắc rối với người sống bên cạnh

Khi sống ở chung cư, nhà tập thể, rất dễ xảy ra những vấn đề sau

  • Tiếng ồn : do trẻ em, nhạc cụ, hoặc do nói to
  • Vứt rác không đúng quy định : ngày, giờ, cách vứt
  • Sử dụng khu vực chung không có ý tứ
  • Sử dụng bãi đỗ xe dù không kí hợp đồng

Ở trên là những vấn đề tương đối nhỏ nếu chỉ gặp một chút. Nhưng nếu ngày nào cũng gặp phải thì rất dễ gây ra căng thẳng.

Khi gặp vấn đề kiểu này với hàng xóm, nên sớm liên lạc với bên công ty quản lý để nhờ họ giải quyết là tốt nhất.

Dù có khó chịu đến thế nào, cũng nên tránh việc nói trực tiếp với hàng xóm.

Ngoài ra, để tránh việc chính mình là người gây ra những vấn đề ở trên, hãy chú ý về việc gây tiếng ồn như : tivi, nhạc cụ, âm lượng đồng hồ báo thức, tuân thủ nội quy vứt rác, có ý thức khi sử dụng khu vực chung.

Rắc rối khi gia hạn hợp đồng

Những rắc rối có thể gặp phải khi gia hạn hợp đồng thuê nhà:

  • Nâng giá thuê phòng, phí quản lý
  • Chủ nhà từ chối gia hạn

Cả 2 trường hợp trên, nếu không có lý do hợp lý thì về cơ bản không cần đáp ứng. Chính ra thì, khi có thay đổi như nâng giá thuê nhà, phí quản lý thì phải được sử đồng ý của 2 bên. Nếu không có lý do hợp lý mà cứ đòi cắt hợp đồng là không được đâu.

Kể cả có lý do hợp lý đi nữa, nếu không báo trước 6 tháng trước khi cắt hợp đồng thì đều có thể từ chối.

Dựa trên những điều kiện tiên quyết ở trên, nếu người thuê mà không định đáp ứng theo mong muốn của người chủ, hết thời gian gia hạn mà không thực hiện được việc gia hạn, thì gia hạn pháp định sẽ được sử dụng.

Gia hạn pháp định là đến thời điểm kết thúc hợp đồng rồi mà vẫn chưa thực hiện được việc gia hạn thì cứ thực hiện như nội dung của hợp đồng cũ thôi.

Chính vì vậy, nếu người thuê không chấp nhận các thay đổi vô lý của người chủ thì vẫn có thể tiếp tục sống ở đó.

Rắc rối khi chuyển đi

Có thể nói, khi chuyển đi là thời điểm dễ phát sinh rắc rối nhất.

Có thể kể đến một số như:

  • Không trả lại tiền shikikin (tiền đặt cọc)
  • Bị bắt trả tiền sửa lại phòng quá cao
  • Bị bắt sửa cả những chỗ hỏng, vết bẩn đã có từ trước khi vào ở.

Do gần đây xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến lúc chuyển đi của người thuê. Nên, bộ Đất đai – Giao thông đã ban hành : Hướng dẫn xunh quanh vấn đề phục hồi nguyên trạng. Tránh nhiệm người thuê khi chuyển ra sẽ được phán đoán dựa trên Hướng dẫn đó.

Theo định nghĩa trong Hướng dẫn, nếu không phải hư hại, hỏng hóc do cách sử dụng bất thường gây ra thì phía người thuê không có nghĩa vụ phải phục hồi nguyên trạng ban đầu. Hay nói cách khác, dù có việc hư hại do do tuổi thọ của của vật dụng hay không đi chăng nữa, nếu mà không trả tiền nhà hoặc yêu cầu phí trả phòng quá cao đều vi phạm những định nghĩa này.

Chẳng may, nếu người chủ /hoặc công ty quản lý không đáp ứng theo các mục trong Hướng dẫn ở trên thì người thuê nên nhờ đến cơ quan chuyên môn

Danh sách các cơ quan chuyên môn

Tên cơ quanĐịa chỉ
Hotline cơ quan bảo vệ người tiêu dùnghttp://www.kokusen.go.jp/map/index.html
Hou terasuhttps://www.houterasu.or.jp/madoguchi_info/call_center/index.html
Cơ quan thúc đẩy giao dịch bất động sản đúng đắnhttp://www.retio.or.jp/consul/index.html
Hiệp hội quản lý nhà ở, nhà thuê Nhật Bảnhttps://www.jpm.jp/consultation/
Hiệp hội người tiêu dùng Nhật Bảnhttps://jca-home.jp/sodan/

Khi gặp phải các vấn đề liên quan đến hợp đồng, tiền bạc thì việc nhờ sự hỗ trợ từ các cơ quan chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng.

Về nơi nên thảo luận để giải quyết Rắc rối liên quan đến hàng xóm

Khi gặp vấn đề với hàng xóm, chỗ đầu tiên bạn nên thảo luận là công ty quản lý nhà và chủ nhà.

Việc nói chuyện trực tiếp với người lạ cần phải có đủ dũng khí, đôi khi khá là khó. Hơn nữa, nếu không cẩn thận còn khiến vấn đề trở lên nghiêm trọng hơn.

Khi liên lạc với công ty quản lý nhà, chủ nhà thì cần miêu tả chính xác về vấn đề đã gặp để họ có nhắc nhỏ chính xác nhất. Ví dụ: Rắc rối liên quan đến tiếng ồn từ hàng xóm chẳng hạn, bạn hãy miêu tả kĩ : âm thanh như thế nào, lúc mấy giờ thường nghe thấy, từ hướng nào một cách cụ thể nhất có thể.

Thêm nữa, khi liên lạc với chủ nhà mà không biết nên tìm thông tin ở đâu thì hãy xem hợp đồng thuê nhà (賃貸借契約書), sổ giải thích các mục quan trọng(重要項目説明書). Trong đó nhất định có các thông tin liên lạc về công ty quản lý, chủ nhà. Những giấy tờ này rất quan trọng, haỹ giữ nó cẩn thận.

Kết

Để tránh các rắc rối, thì việc nắm được nguyên nhân, cách xử lý là tối quan trọng.

Đừng nghĩa rằng đó là chuyện của người khác. Để có thể xử lý một cách êm đẹp bất cứ khi nào nó xảy ra, thì một lần đào sâu tìm hiểu từng vấn đề một là một việc rất nên làm.

Nhớ những chỗ có thể hỏi khi gặp rắc rối cũng rất quan trọng.

Thêm nữa, gần đây có một NPO chuyên giúp giải quyết các rắc rối liên quan đến việc thuê nhà, chuyển nhà.

Đó là NPO法人 賃貸トラブル助け隊: https://www.t-toraburu.com/

Có rất nhiều kiến thức bổ ích ở trên đó. Mình sẽ chuyển dần nó sang tiếng Việt.

Tham khaỏ