Cách đây mấy năm, khi cảm thấy khả năng đọc của bản thân quá kém cỏi dù đã có N2. Cộng với hồi đó, mình mới đọc xong bộ tác phẩm kinh điển của Alexander Dumas, thấy cực kì hứng thú với mấy tác phẩm kinh điển.

Mình đã tìm hiểu và biết đến một số giả Nhật. Trong đó là 夏目漱石 – なつめそうせき .

Tác giả này còn được in lên tờ 1000 yên nữa.

Mình bắt đầu đọc trên điện thoại được khoảng 10 trang thì nản do….lười là chính. Chữ Hán thì nhiều nên thời gian tra từ lâu, đọc cũng khó hiểu nữa. Thế rồi, bỏ từ đó cho đến nay. Chắc cỡ 3-4 năm rồi.

Đợt này tình cờ theo dõi video kênh Youtube大学 của anh 中田敦彦. Nghe anh ấy nói về tác phẩm, chủ yếu là vì sao tác phẩm lại được đánh giá cao đến vậy. Mình sẽ note ra vài ý.

Tóm tắt

Tác phẩm nói về câu chuyện của nhân vật chính được gọi là 坊ちゃん (tạm dịch: cậu chủ). Là con út trong 1 gia đình khá giả sống ở Edo ( hay 東京 – Tokyo). Trong gia đình cậu có một người làm gọi là bà 清(きよ). Nhưng người trong gia đình cậu thì không đánh giá cao cậu, nhưng chỉ có bà 清 là luôn đánh giá cao cậu và gọi cậu là 坊ちゃん (cậu chủ – cách gọi thân thuộc của của người làm với con cái trong nhà chủ).

Sau khi bố mẹ của 坊ちゃん mất, anh chị em cũng có gia đình riêng. Tài sản được chia ra, kể cả 清 cũng được cho tiền để có cuộc sống riêng. Thế nhưng, bà 清 vấn là một phụ nữ sống từ thời Mạc phủ nên không biết đi đâu nữa. Nên bà nói muốn ở cùng với cậu chủ 坊ちゃん.

Sau khi học xong, nhân vật chính tìm được một công việc làm giáo viên ở 愛媛県 (tỉnh Ehime), cách rất xa Edo (Tokyo).

Thế là, 坊ちゃん tạm biệt bà 清 để đến 愛媛県 để làm giáo viên.

Trong thời gian làm giáo viên, nhân vật chính gặp rất nhiều rắc rối. Sau đó cuối cùng nhân vật chính bỏ việc và trở về Edo tìm một công việc khác. Cứ vậy, cuộc sống của nhân vật chính với bà 清. Rồi bà 清 bị bệnh không qua khỏi. Trước lúc chết, bà vẫn mong được chôn cùng với nhân vật chính (cậu chủ của bà). Đến khi nhân vật chính chết, đã sắp xếp để thực hiện mong ước cuối cùng của bà.

Hết chuyện.

Tại sao tác phẩm có giá trị

Câu chuyện tưởng chừng rất bình thường, khá dễ hiểu. Thậm chí, thời gian nhân vật chính ở 愛媛 còn có chút hài hước nữa.

Thế nhưng giá trị nó mang lại khiến tác giả được đánh giá cao chính là cách tác giả miêu tả các nhân vật của thời kì chuyển giao hay Việt Nam gọi là Cải cách Minh Trị.

Nhân vật 清 là nhân vật đặc trưng cho con người thời kì Edo. Bà sinh ra đã làm người ở trong gia đình 坊っちゃん. Khi chế độ mạc phủ bị xóa bỏ, bà đã có cơ hội được tự do nhưng bà không thể quen với cách sống mới đó, bà không biết đi đâu nếu không làm giúp việc. Vì thế bà đã theo 坊っちゃん, người con út trong nhà chủ. Bà là người thật thà, ít học nhưng luôn động viên 坊っちゃん một cách chân thật nhất. Bà luôn tin rằng nói rằng 坊っちゃん chắc chắn sẽ thành danh, sẽ có vợ, có nhà vườn (một biểu tượng của sự thành công thời đó). Bà ít học, bà thậm chí còn không biết 愛媛 ở đâu khi nhân vật chính nói sẽ đến đó dạy hỏi, bà còn hỏi : Ehime đã đến Kyoto chưa nữa. =))

Các giáo viên tại trường học ở Ehime: Với 6 nhân vật đặc trưng, mô tả cho 6 kiểu suy nghĩ vào thời chuyển giao từ Mạc Phủ sang Cách Tân Minh Trị. Không thể quen nổi cũng có, lợi dụng thời thế cũng có,…

Nhân vật 坊っちゃん: Sau khi không thể chịu được những việc đã xảy ra ở Ehime, nhân vật chính đã về Edo ở với bà 清. Nhật vật chính là đại diện cho cách mà một người Nhật đối mặt với sự thay đổi. Vẫn tham gia hệ thống mới nhưng luôn muốn duy trì thứ đã là truyền thống.