Sau bước tìm kiếm phòng trên Internet, ta đã có được một vài phòng ưng ý. Ta sẽ đến bước tiếp theo. Đó là đi xem phòng. Tiếng Nhật gọi là 見学 hay 物件見学.
Việc xem phòng tại Nhật thường sẽ phải thông qua một công ty bất động sản. Hay là công ty môi giới thuê nhà.
Một số công ty môi giới nhà (bao gồm cả thuê, lẫn mua bán) ở Nhật. Văn phòng của các công ty này gần như xuất hiện ở khắp nước Nhật. Có thể bạn đã từng thấy đâu đó một trong những biểu tượng này.
Bài này sẽ nói về một số chú ý khi đi xem nhà
Franchise trong ngành bất động sản
Franchise hay chính là nhượng quyền thương hiệu. Nếu ai chưa từng nghe đến Franchise này thì có thể nói đơn giản là : Thuê thương hiệu để kinh doanh. Ví dụ: Kinh doanh Cà phê Trung Nguyên chẳng hạn. Có rất nhiều của hàng Cà Phê Trung Nguyên trên toàn VN. Đều cùng mang 1 thương hiệu, nhưng chủ sở hữu của các của hàng đó lại hoàn toàn khác nhau. Vì Cà Phê Trung Nguyên đã có thương hiệu nên người ta thuê lại thương hiệu đó để kinh doanh thôi. Việc này đỡ mất công quảng bá nữa.
Ngành môi giới bất động sản ở Nhật cũng thế. Các công ty lớn nói là dịch vụ có ở khắp nơi. Đi đâu cũng thấy các văn phòng bất động sản của họ. Nhưng hầu hết đó là Franchise thôi.
Nghĩa là : Không có gì đảm bảo dịch vụ giữa các văn phòng là giống nhau. Không thể nghĩ rằng vì công ty lớn nên không có chuyện làm giá.
Công ty môi giới nào cũng được
Khi tìm kiếm nhà thuê trên Internet, bạn chắc cũng thấy có thông tin của một văn phòng hoặc công ty bất động sản được gắn với mỗi phòng mà ta xem.
Nhiều người có thể nghĩ rằng, ta phải đến đúng địa chỉ của văn phòng bất động sản đó mới có thể xem được.
Sự thực không phaỉ như thế. Bạn có thể tìm đến bất cứ văn phòng bất động sản nào cũng được. Tất nhiên là không nên quá nhà cần xem.
Lý do là : Tất cả các công ty giới thiệu đều sử dụng một nguồn dữ liệu. Và gần như, mọi công ty đều có thể giới thiệu bất cứ căn nhà nào. Chỉ có một số rất ít các căn được chỉ định cho 1 công ty mà thôi.
Ví dụ: Lấy ví dụ căn này trên Homes: https://www.homes.co.jp/chintai/b-1080700072767/
Thông tin công ty bất động sản là : ミニミニFC上新庄. Kèm theo đó là địa chỉ, giờ làm việc cụ thể.
Thì chúng ta có thể đến đây để nhờ họ đưa đi xem cũng được. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên tìm hiểu về phí dịch vụ trước rồi hãy tìm đến văn phòng bất động sản. Và nhớ là: Văn phòng nào cũng được.
Không đặt cọc, không đăng kí giữ phòng khi đi xem
Nhiều công ty bất động sản thấy bạn có vẻ thích căn nhà nào đó, có thể yêu cầu đặt đăng kí, đặt cục để giữ phòng. Các bạn chú ý, không nên đăng kí đặt cọc để giữ phòng nhé.
Hay đi xem một vài công ty bất động sản rồi sau đó hãy chọn công ty bất động sản ứng ý nhất để chọn. Chúng ta có quyền lựa chọn mà. Đừng đánh mất nó.
Chúng ta nên quan sát những gì khi đi xem nhà
Từ bên ngoài:
- Đi thử ra ga gần nhất nếu có thể.
- Xem con đường ra ga : có dốc hay không (cho ai phải đi làm về muộn), có tối điện hay không (với những ai dự định đưa vợ, người yêu từ VN qua thì cũng khá quan trọng).
- Để ý xung quanh: Liệu có ồn không? Có quá gần các nguồn âm như đường tàu, nhà máy không?
Bên trong
- Layout phòng: Có đúng như thông tin trên web không. 2DK thì đúng là 2DK không, 2LDK thì đúng là 2LDK không.
- Đồ đạc bên có những gì? Có khớp với miêu tả trên web không? Nhiều phòng đã chuẩn bị hết đồ đạc như tủ lạnh, lò vi sóng…thì bạn cũng nên kiểm tra kĩ.
- Bếp ga (nếu có): có đủ số cửa nấu không?
- Chỗ để máy giặt ở đâu: Trong phòng hay bên ngoài ban công
- Bên trong có bẩn không? Chỗ này cũng quan trọng, nếu bạn muốn đàm phán bỏ tiền vệ sinh phòng.
- Tiền nước tính như thế nào: Theo số lượng thực sự dùng hay cố định theo người. Có chỗ cố định tiền nước 2000~3000/người/tháng.
- Nước nóng dùng ga hay dùng điện: Dùng ga thường phải chờ một lát mới nóng được. Dùng điện thì nhanh hơn. Nếu dùng ga thì có bảng điều khiển nhiệt độ (thường đặt trong phòng hoặc trong nhà tắm)
- Nếu có thể thì mang theo một cái thước dây (mua ở 100 yên): Đo những chỗ cần thiết trong trường hợp bạn có đồ đạc cần chuyển tới
- Chỗ dự định để tủ lạnh
- Chỗ dự định để máy giặt: Khoảng cách từ vòi nước máy giặt xuống đất
Hỏi trước về điều kiện với người nước ngoài
Nếu bạn không quá giỏi tiếng Nhật. Bạn nên hỏi công ty bất động sản luôn là người nước ngoài có OK không.
Hỏi cả về điều kiện người bảo lãnh: Trong trường hợp bạn không thể tìm được người làm người bảo lãnh liên kết thì có OK không.
Tìm iểu về bảo lãnh, người bảo lãnh liên kết ở Thuê/chuyển nhà ở Nhật – 02: Chuẩn bị
Leave a Reply